XUẤT KHẨU NẤM – THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG LỚN CHO VIỆT NAM

XUẤT KHẨU NẤM – THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG LỚN CHO VIỆT NAM

      Thị trường tiêu thụ Nấm tại Việt Nam và trên cả thế giới đều đang tăng dần qua các năm. Đặc biệt với nhu cầu “eat clean”, sống xanh và các chế độ ăn healthy tăng mạnh thời gian gần đây, các nguồn Nấm từ Việt Nam càng có nhiều lợi thế và tiềm năng xuất khẩu hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, Nấm Phú Gia sẽ chia sẻ cùng các bạn các nguồn nấm khô xuất khẩu chất lượng cao – được bạn bè thế giới yêu thích và tin dùng, các thủ tục để xuất khẩu nấm cũng như các thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu Nấm sang các thị trường nước ngoài như Nhật, Mỹ, Đài Loan,…

Nội dung bài viết:

I. Bao quát về thị trường tiêu thụ Nấm trên Thế giới và Việt Nam

II. Các loại Nấm tại Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn

      2.1. Xuất khẩu nấm ăn

      2.2. Xuất khẩu nấm dược liệu

III. Thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu Nấm tới các thị trường nước ngoài

      3.1. Việt Nam xuất phát điểm là nước nông nghiệp

      3.2. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào

      3.3. Các trang trại nấm ở Việt Nam đang phát triển nhanh

      3.4. Sự phát triển của các Cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu nấm

      3.5. Các hiệp định thương mại có lợi cho việc xuất khẩu nấm mà Việt Nam đang tham gia

IV. Việt Nam nên xuất khẩu Nấm tới các thị trường quốc tế nào?

      4.1. Xuất khẩu Nấm tới khu vực Châu Á:

      4.2. Xuất khẩu Nấm tới khu vực Châu Âu: Đức/ Hà Lan/ Anh/ Pháp/ Cộng hòa Séc

      4.3. Xuất Khẩu Nấm tới khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ

V. Cần chuẩn bị những gì khi xuất khẩu Nấm từ Việt Nam đến các thị trường quốc tế?

      5.1. Giấy tờ pháp lý

      5.2. Thủ tục

      5.3. Nguồn Nấm xuất khẩu

I. Bao quát về thị trường tiêu thụ Nấm trên thế giới và Việt Nam

      Nhu cầu thị trường tiêu thụ Nấm toàn cầu liên tục tăng mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Thị trường Nấm toàn Cầu năm 2019 ước tính vào khoảng 53.7 tỷ Đô la Mỹ và được dự báo sẽ đạt hơn 86.6 tỷ vào năm 2025. Thêm vào đó phong trào ăn chay do những lo ngại về sức khỏe của việc ăn quá nhiều thực phẩm nguồn gốc động vật cũng làm tăng nhu cầu của những nguồn protein thay thế, trong đó có nấm.

Nguồn: Global Mushroom Market (2020 to 2025) - Global Industry Trends, Share, Size, Growth, Opportunity and Forecast - ResearchAndMarkets.com

      Trong khi đó tại Việt Nam, trồng nấm xuất khẩu là một chủ trương đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Sản lượng nấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng đều đặn nhưng đang được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng để phát triển vượt bậc

 

trong-nam-xuat-khau-la-nganh-con-nhieu-tiem-nang-nam-phu-gia-tieu-chuan-chat-luong-quoc-te

 

II. Các loại nấm Việt Nam có Tiềm Năng Xuất Khẩu lớn

2.1. Xuất khẩu nấm ăn từ Việt Nam đến các thị trường nước ngoài

      Việt Nam có 3 loại nấm ăn dễ xuất khẩu như: nấm hương, nấm đông cô, và mộc nhĩ. Đây cũng là 3 loại nấm có thể chế biến được đa dạng các món ăn và trở thành một phần trong bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng.

      Đặc biệt, dưới dạng sấy khô, xuất khẩu nấm ăn trở nên dễ dàng hơn trong việc đóng gói, vận chuyển và bảo quản.

 

nam-an-moc-nhi-nam-huong-dong-co-phu-gia-tieu-chuan-chat-luong-quoc-te

 

2.2. Xuất khẩu nấm dược liệu từ Việt Nam đến các thị trường nước ngoài

      Top các loại nấm dược liệu quý tại Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu: Linh Chi Đỏ Hữu Cơ, Linh Chi Sừng Hươu Hữu Cơ, Đông Trùng Hạ Thảo, … Ngoài ra còn có Nấm Bụng Dê, Nấm Thái Dương, Nấm Hầu Thủ. Đây đều là các loại nấm có dược tính cao, khó nuôi trồng và có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế.

      Nấm dược liệu là các loại nấm có dược tính mạnh, trong đó có những loại đã được khoa học chứng minh là có những hoạt chất quý hiếm có trong tự nhiên.

 

nam-duoc-lieu-linh-chi-dong-trung-ha-thao-nam-hau-thu-phu-gia-tieu-chuan-chat-luong-quoc-te

 

III. Thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu nấm tới các thị trường nước ngoài

 

3.1. Việt Nam có xuất phát điểm là nước nông nghiệp

      Với ưu thế là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, Việt Nam có rất nhiều ưu thế trong việc trồng nấm xuất khẩu. Nhất là Kỹ Thuật Nuôi Trồng Nấm và Kinh Nghiệm Sản Xuất.

      Nhà nước Việt Nam cũng có nhiều chương trình hỗ trợ, nhiều công trình nghiên cứu với sự tham gia của các kỹ sư, nhà khoa học hàng đồng góp sức vào việc phát triển trồng nấm trên khắp cả nước.

      Nhà nước Việt Nam cũng có nhiều chương trình hỗ trợ, nhiều công trình nghiên cứu với sự tham gia của các kỹ sư, nhà khoa học hàng đồng góp sức vào việc phát triển trồng nấm trên khắp cả nước.

 

co-cau-lao-dong-khu-vuc-theo-nganh-cua-tong-cuc-thong-ke-nam-phu-gia-tieu-chuan-chat-luong-quoc-te

3.2. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào

      Việt Nam có lực lượng nhân công trong ngành nông nghiệp đông đảo, có tay nghề cao và và nhiều kinh nghiệm sản xuất. 

      Với khoảng 70% dân số làm ngành nông nghiệp, Việt Nam được đánh giá là thị trường phù hợp để phát triển ngành nông nghiệp chất lượng cao, trong đó bao gồm cả trồng nấm xuất khẩu.

      Người lao động Việt Nam cũng được đánh giá là nhanh nhạy trong tiếp cận các công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại. Do đó việc phát triển trồng nấm xuất khẩu quy mô lớn ở Việt Nam rất phù hợp với nguồn lao động trong nước.

3.3. Các trang trại nấm ở Việt Nam đang phát triển nhanh

      Các trang trại nấm ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh, liên tục đổi mới về công nghệ, kỹ thuật, đưa về các giống nấm tốt hơn.

      Sản lượng  và quy mô của các trang trại tăng đều hàng năm với chất lượng không ngừng được cải thiện. 

      Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng hơn. 

      Trong đó, kể từ năm 2019, Phú Gia đã trở thành trang trại nấm đầu tiên nhận được chứng nhận hữu cơ của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ USDA và chứng nhận hữu cơ của liên minh Châu Âu. Đây là các thành tựu xuất sắc của Phú Gia nói riêng và ngành trồng nấm xuất khẩu ở Việt Nam nói chung.

linh-chi-sung-huou-huu-co-phu-gia-tieu-chuan-chat-luong-huu-co-quoc-te

nam-linh-chi-do-huu-co-phu-gia-tieu-chuan-chat-luong-huu-co-quoc-te

linh-chi-sung-huou-huu-co-phu-gia-tieu-chuan-chat-luong-huu-co-quoc-te

nam-linh-chi-do-huu-co-phu-gia-tieu-chuan-chat-luong-huu-co-quoc-te

linh-chi-sung-huou-huu-co-phu-gia-tieu-chuan-chat-luong-huu-co-quoc-te

nam-linh-chi-do-huu-co-phu-gia-tieu-chuan-chat-luong-huu-co-quoc-te

3.4. Sự phát triển của các Cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu nấm

      Việt Nam tự hào nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Á, cùng top 10 Cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu nấm và giao thương giữa các nước lân cận:

✔ Xuất khẩu nấm từ Cảng Hải Phòng

✔ Xuất khẩu nấm từ Cảng Vũng Tàu

✔ Xuất khẩu nấm từ Cảng Vân Phong (Khánh Hòa)

✔ Xuất khẩu nấm từ Cảng Quy Nhơn (Bình Định)

✔ Xuất khẩu nấm từ Cảng Cái Lân, Quảng Ninh

✔ Xuất khẩu nấm từ Cảng Sài Gòn - Cảng Biển lớn nhất ở Việt Nam.

✔ Xuất khẩu nấm từ Cảng Cửa Lò (Nghệ An) 

✔ Xuất khẩu nấm từ Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi)

✔ Xuất khẩu nấm từ Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế)

✔ Xuất khẩu nấm từ Cảng Đà Nẵng

3.5. Các hiệp định thương mại có lợi cho việc xuất khẩu nấm mà Việt Nam đang tham gia

      Việt Nam đã và đang tham gia vào rất nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương trên toàn cầu, đem lại nhiều lợi thế lớn cho các đơn vị/ doanh nghiệp đang muốn xuất khẩu nấm tới thị trường nước ngoài. Cụ thể:

- Việt Nam ký hiệp định Đối tác Kinh tế với Nhật Bản (VJEPA) vào ngày 25/12/2008, có hiệu lực kể từ 01/01/2009. - Việt Nam ký hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc (VKFTA) vào ngày 05/05/2015, có hiệu lực kể từ ngày 20/05/2015.

- Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kể từ ngày 28/07/1995. Do vậy Việt Nam cũng tham gia vào các hiệp định thương mại mà ASEAN có tham gia vào mà cụ thể là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 28/03/2018.

- Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) đã được liên minh châu Âu thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2020.

- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đã được ký vào 29/12/2020 và có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2021

 

Trên đây là các hiệp định thương mại chính có thể hỗ trợ tích cực cho những đơn vị trồng Nấm xuất khẩu của Việt Nam, giúp cho việc xuất khẩu nấm trở nên thuận tiện hơn cho mọi doanh nghiệp.

IV. Việt Nam nên xuất khẩu Nấm đến các thị trường quốc tế nào?

 

4.1. Xuất khẩu Nấm tới khu vực Châu Á: 

      Ở khu vực châu Á, có rất nhiều thị trường tiêu thụ Nấm có nhu cầu cao mà nguồn cung trong nước chưa đáp ứng được hết. Đặc biệt là các nước đã có hiệp định thương mại với Việt Nam và có văn hóa thường xuyên sử dụng các loại nấm trong bữa ăn hàng ngày.

      Có thể kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, đều là những thị trường phát triển, có nhu cầu với Nấm chất lượng cao.

      Ở Nhật Bản, người dân có thói quen ăn các loại nấm thường xuyên gần như hàng ngày, đặt biệt là nấm hương. Trong khi đó người Hàn Quốc và Singapore cũng thường xuyên sử dụng các loại Nấm trong các bữa ăn như một loại thực phẩm quan trọng. Người dân các nước này cũng đặt biệt quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, nên các loại nấm dược phẩm như Linh chi, đông trùng hạ thảo, nấm hầu thủ cũng có tiềm năng rất lớn. Nhật Bản và Hàn Quốc đều có hiệp định thương mại song phương với Việt Nam, trong khi Việt Nam và Singapore cùng là thành viên của ASEAN.

4.2. Xuất khẩu Nấm tới khu Vực Châu Âu:

      Nhờ có hiệp định EVFTA mà châu Âu trở thành thị trường lý tưởng để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu Nấm. Cả người châu Âu lẫn cộng đồng người châu Á tại đây đều có nhu cầu sử dụng các sản phẩm Nấm cao cấp.

      Đức hiện tại vẫn đang là thị trường nhập khẩu Nấm lớn nhất thế giới. Trong khi đó Hà Lan luôn dẫn đầu về nhập khẩu nông sản nói chung vì đây là đất nước của những hải cảng lớn nhất châu Âu. Pháp và Séc là những quốc gia có cộng đồng người Việt Nam đông đảo, nên nhu cầu mua các sản phẩm Việt nói chung là nấm nói riêng rất cao.

      Ngoài ra, sau khi ra khỏi Liên minh Châu Âu, Anh đã cùng với Việt Nam ký hiệp định UKVFTA, nên Anh cũng là một thị trường nhiều niềm tăng cho xuất khẩu nấm.

4.3. Xuất khẩu Nấm tới khu Vực Châu Mỹ:

      Cả Hoa Kỳ và Canada đều có lượng người Việt Nam và người châu Á đông đảo, nên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của Việt Nam rất cao. Đây cũng là khu vực đa dạng văn hóa và có nền ẩm thực hòa trộn giữa Á và Âu, nên Nấm được coi là một thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn của dân cư nơi đây.

      Cả Hoa Kỳ và Canada đều có lượng người Việt Nam và người châu Á đông đảo, nên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của Việt Nam rất cao. Đây cũng là khu vực đa dạng văn hóa và có nền ẩm thực hòa trộn giữa Á và Âu, nên Nấm được coi là một thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn của dân cư nơi đây.

      Với dân số hơn 300 triệu và mức sống rất cao, Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới và là một thị trường có tiềm năng lớn cho trồng nấm xuất khẩu.

      Ngoài ra phải kể đến cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng là một lợi thế cho Việt Nam trong việc xuất khẩu nấm vào Hoa Kỳ. Trung Quốc vốn là quốc gia có nguồn cung nấm lớn nhất, nhưng hiện tại sản phẩm của quốc gia này đang bị hàng rào thuế quan của Hoa Kỳ gây khó khăn, nên các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ cũng phải tìm nguồn nhập nấm thay thế mà điển hình là Việt Nam

V. Cần chuẩn bị những gì khi xuất khẩu Nấm từ Việt Nam đến các thị trường quốc tế?

5.1. Giấy tờ pháp lý:

      Để xuất khẩu Nấm từ Việt Nam đến các thị trường quốc tế, đầu tiên, nhà sản xuất hay nhà xuất khẩu phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các giấy tờ pháp lý liên quan. Các giấy tờ này bao gồm cả các hồ sơ công bố sản phẩm, các giấy kiểm nghiệm, các chứng nhận về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là phần mấu chốt để làm việc với các khách hàng quốc tế, vì sản phẩm phải đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước sở tại thì mới được phép lưu hành. Vì vậy, trước khi xuất khẩu nấm ra một thị trường quốc tế, nhà sản xuất hay nhà xuất khẩu phải có tìm hiểu trước về các quy định này, sẽ tiết kiệm thời gian lẫn chi phí trước khi tiếp cận khách hàng.
      Ngoài ra, bao bì sản phẩm phù hợp với quy định của nước sở tại là một phần không thể bỏ qua. Nhà xuất khẩu cần phải trao đổi cụ thể với khách hàng để nắm được hết các chi tiết, quy định về bao bì sản phẩm.

5.2. Thủ tục:

      Các thủ tục hải quan ở hai đầu và các giấy tờ liên quan là cực kỳ quan trọng với việc xuất khẩu nấm. Giấy tờ về nguồn gốc, giấy kiểm dịch thực vật, hóa đơn, packing list hay vận đơn đường biển cần chuẩn bị theo đúng quy định. 

5.3. Nguồn nấm xuất khẩu:

      Nguồn nấm xuất khẩu là yếu tố then chốt, vì phải có sản phẩm tốt thì mới có thể chinh phục được những thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu hay Hoa Kỳ. Nguồn nấm xuất khẩu cần đảm bảo sự ổn định về sản lượng, chất lượng cũng như giá thành. Để làm được việc đó thì nhà sản xuất phải có một quy trình hiện đại, với nguồn nguyên liệu được kiểm soát tốt.

 

Nhà máy Nấm Phú Gia là một trong số các nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu này!

 

VỀ NẤM PHÚ GIA - NGUỒN NẤM CHẤT LƯỢNG CAO, TIỀM NĂNG CHO MỌI ĐỐI TÁC TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU

Nếu bạn là doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông nghiệp và muốn tìm nguồn nấm chất lượng cao, Nấm Phú Gia sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Với tiêu chí kinh doanh hướng đến "Sức khỏe người tiêu dùng" và tầm nhìn rộng mở, Nấm Phú Gia hiện có các lợi thế sau đây:

   ✔ Nông trại Nấm Hữu Cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đã đạt chứng nhận Hữu Cơ Quốc Tế USDA (Hoa Kỳ) - EU (Liên minh Châu Âu).

   ✔ Nhân công có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm,...Nơi hội tụ các chuyên gia hàng đầu về nấm với công nghệ nuôi trồng được chuyển giao từ Đài Loan.

   ✔ Sản xuất đa dạng các loại nấm ăn, nấm dược liệu, bao gồm Nấm hương, mộc nhĩ, nấm đông cô, linh chi đỏ hữu cơ, linh chi sừng hươu hữu cơ,...Đây đều là những loại nấm đang có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế.

   ✔ Đội ngũ nhân viên kinh doanh nhiệt huyết, tận tình tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng.

   ✔ Đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xuất khẩu nấm, đáp ứng từng yêu cầu khắt khe về quy chuẩn sản phẩm từ phía khách hàng.

   ✔ Nấm Phú Gia có đầy đủ các giấy tờ công bố sản phẩm, giấy phép kinh doanh, chứng nhận liên quan...

   ✔ Thương hiệu nấm hàng đầu Việt Nam, nhận được sự ủng hộ của khách hàng khắp 3 miền.

LIÊN HỆ NGAY NẤM PHÚ GIA

HOTLINE: 096 378 2288

ZALO: 096 669 8501